Tự Truyện Th. Augustine PHẦN I - Chương 2 - Con Sẽ Mưa Hoa Hồng

Sống Lời Chúa

CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA

  Phần phụng vụ Lời Chúa hôm nay có thể giúp chúng ta khám phá ra một vài khía cạnh chính yếu của bí tích Thánh Thể. Qua bài ...

Lời Chúa Cho Tâm Hồn


"Ngươi đừng nói rằng: "Tôi đã phạm tội, nào có sao đâu?" Ðấng Tối Cao là Ðấng xét xử nhẫn nại. Ngươi chớ yên tâm về tội đã được tha, để rồi chồng chất tội này trên tội nọ. Và ngươi cũng đừng nói: "Lòng nhân từ của Chúa thật lớn lao, Người thứ tha muôn vàn tội lỗi của tôi", vì lòng nhân từ và cơn thịnh nộ rất gần nhau, và cơn thịnh nộ của Người đè nặng trên những kẻ tội lỗi. Ngươi hãy mau mau quay về với Chúa và đừng lần lựa rày mai; vì cơn thịnh nộ của Người sẽ đến bất ưng và huỷ diệt ngươi trong thời báo oán."

Sách Huấn Ca

Tuesday, March 5, 2019

Tự Truyện Th. Augustine PHẦN I - Chương 2

5. Chân lý quan trọng

Khi tôi học tu từ ở Carthage tôi đọc cuốn sách của triết gia Cicero. Tôi đọc cuốn ấy vì người ta cho rằng văn chải chuốt và lý luận có tính cách thuyết phục và tôi đang muốn có những tài năng đó. Ðiều tôi không ngờ là ảnh hưởng của cuốn sách này trong cuộc đời tôi. Tôi phải nói không phóng đại là cuốn sách đã thay đổi toàn thể
thái độ của tôi về cuộc sống.

Cuốn sách nhan đề Hortensius và thực sự là lời kêu gọi độc giả yêu mến sự khôn ngoan hay điều mà người hi lạp gọi là "philosophia". Hậu quả của cuốn sách thực

bi thương cho tôi vì kích thích những khát vọng tôi chưa hề có bao giờ. Tôi thấy sự hùng biện, nói như thế nào, không quan trọng bằng chân lý, điều ta nói. Nói cách khác cách nói là phụ thuộc điều ta nói mới là chính yếu.

Cicero đã cho tôi lòng khao khát mạnh mẽ bỏ đi những sự vật vật chất hay thế tục để theo đuổi sự khôn ngoan. Tiếng hi lạp Philosophia có nghĩa là yêu mến sự khôn ngoan và tôi bị lay chuyển, ngay cả bị thiêu đốt, không phải về những sự tin tưởng này kia, nhưng vì tình yêu tìm kiếm khám phá ra và giữ vững chân lý dù chân lý như thế nào.

Lúc đó tôi được 19 tuổi và mẹ tôi chu cấp tiền nong, cha tôi đã qua đời trước đó hai năm. Mẹ tôi mua cho tôi tài hùng biện nhưng Cicero thuyết phục tôi có điều còn quan trọng hơn văn thể. Lúc đó tôi bắt đầu vươn lên ra khỏi vực thẳm tôi đã rớt xuống. Tôi chưa biết thư của thánh Phaolô hay kinh thánh, với lời cảnh cáo đừng để cho triết lý sai lạc phỉnh phờ chỉ theo truyền thống của nhân loại, nhưng Cicero cảnh cáo rằng có những thứ vô luân lý được mặc bằng những lý luận phỉnh phờ và kêu vang và cũng có tên là triết lý.

Chỉ có một điều làm tôi cẩn trọng không theo Cicero hoàn toàn: ông không nói gì về Chúa Kitô. Dù tôi chưa có đức tin nhưng tôi đã bú sữa mẹ với thánh danh đó.Tên ngài ăn sâu vào tâm tưởng tôi nên tôi không bao giờ hoàn toàn bị khuất phục với luận cứ nào dù bác học và hùng biện cách mấy, nếu không dành cho Chúa Kitô một chỗ trong cuộc tranh luận.

Hậu quả của việc đọc sách người không Công giáo này làm tôi quyết định đọc Thánh Kinh để xem sách này như thế nào và có thể giúp cho tôi tìm ra sự khôn ngoan hay không? Lúc đó tôi rất tự hào về việc đó. Thánh Kinh là cuốn sách dành cho những kẻ khiêm nhượng tuân phục những mầu nhiệm sâu xa của Chúa. Còn tôi thì đến với Thánh Kinh với việc phê bình và kết luận rằng Thánh Kinh không thể so sánh với Cicero về ngôn ngữ hay ý tưởng siêu việt.

Tôi đâu có biết Thánh Kinh không tỏ lộ mầu nhiệm cho những con mắt kiêu ngạo. Sự kiêu căng của tôi từ chối hạ mình. Tôi không nghĩ rằng Kinh thánh lớn lên với trẻ nhỏ từng bước, và tiến lên theo từng giai đoạn. Chân lý đơn giản cho người đơn sơ, chân lý sâu xa cho người trưởng thành. Tôi chắc chắn mình đã trưởng thành nên tôi đã mất mát. 

6. Giấc mơ của mẹ

Khi còn trẻ từ chối niềm tin của mẹ và làm thất vọng cho lời cầu nguyện của bà, Chúa đã cho mẹ tôi một thị kiến. Xảy ra trong lúc mẹ tôi đang rất lo lắng về tôi, mẹ khóc cho tôi còn hơn bà mẹ mất đứa con một. Theo mẹ tôi đã chết, chết vì không tin, chết về tinh thần. Kết quả là bà không thể đem tôi ngồi cùng bàn ăn với bà hay về nhà. Bà không chịu nổi những câu nói lộng ngôn của tôi hay những sự đả phá của tôi.

Rồi trong một giấc mơ bà có một thị kiến. Bà thấy mình đang đứng trên sàn gỗ. Một thanh niên có thể là một thiên thần đến với bà. Bà đang lo lắng cùng cực về tôi; còn chàng trai có vẻ thân tình và tích cực. Anh ta hỏi bà có chuyện gì và bà cho hay mình đang lo lắng cho đứa con đang tiêu huỷ cuộc đời khi từ chối Thiên Chúa. Câu trả lời của chàng trai làm bà ngạc nhiên. Chàng đề nghị cho bà khỏi lo lắng nên quay lại và nhìn xem tôi đứng chỗ nào. Bà làm thế và sửng sốt thấy tôi đang đứng cạnh bà. Thiên thần chỉ cho thấy bà ở đâu tôi cũng ở đó. Bà coi lời nói của chàng trai như một bảo đảm trực tiếp từ Thiên Chúa là ngài đã nghe lời bà cầu xin cho tôi và mọi sự sẽ tốt đẹp.

Tôi tin là Chúa soi sáng cho bà trả lời cho tôi khi tôi bi quan giải thích giấc mơ. Tôi nói là như thế là một ngày kia bà cũng sẽ có tôn giáo như tôi dù cho là tôn giáo nào. Bà liền trả lời ngay: "Không, mẹ không nghe nói "anh ta ở đâu bà ở đó" nhưng "bà ở đâu anh ta sẽ ở đó".

Câu trả lời đó gây ấn tượng rất sâu xa cho tôi trong thời gian đó và tôi thường nhớ lại trong thời gian chín năm sau đó khi tôi đang đi trên con đường tăm tối của sai lầm và vô tín. Trong khi đó người phụ nữ đạo đức và trung thành tiếp tục cầu nguyện cho tôi, với nhiều lạc quan hơn, tuy cũng còn nhiều đau khổ và khóc lóc vì cuộc sống của tôi.Và lời cầu của mẹ tôi đã được nhận lời và một hôm tôi đã đứng tại chỗ bà đứng sau 9 năm phản loạn.

7. Giã từ thiên văn

Trong thời gian học tu từ tôi đi thi làm thơ. Trước khi thi tôi được một thày bói hỏi tôi trả ông ta bao nhiêu để ông thu xếp cho tôi thắng giải. Tôi thường ghét khoa học huyền bí nhất là việc giết con vật để xin ơn thần minh.

Tôi trả lời cho ông nói rằng nếu giá cả là vàng ròng và bất tử tôi cũng không đồng ý cho một con ruồi phải chết dù cho để tôi được giải. Dĩ nhiên tôi không có quan điểm theo Kitô giáo. Khác hẳn thế tôi lại là người chúa mê tín như những người theo khoa vô hình. Ðiều này đúng vì tôi theo khoa thiên văn. Tôi nghĩ rằng khoa này tốt hơn vì không phải cúng tế súc vật hay cầu nguyện với thần linh. Ðiều tôi không thấy là tại sao khoa thiên văn có liên quan đến căn bản trách nhiệm của con người. Chẳng hạn như nói "không phải lỗi tại tôi, do ngôi sao quyết định" hay Sao Venus, Saturn hay Mars đã định như thế, không phải do yếu đuối hay tội lỗi" Làm cho tôi chỉ là thịt và máu và hãnh diện vì sự hư hỏng không còn tội lỗi gì. Ðấng tạo dựng trời và tinh tú bị trách cứ trong bất cứ việc gì tôi làm. Và ai là Ðấng Tạo hoá đó nếu không phải là Chúa, trung tâm và nguồn gốc cho sự công chính?

Tuy nhiên trong thời gian đó tôi gặp một thày thuốc tên là Vindiciamus và tôi cảm phục ông. Lúc đó ông là tổng lãnh sự và trong khi còn tại chức ông trao giải thưởng cho tôi, đặt vòng thiên tuế trên đầu tôi. Chắc chắn đầu óc tôi cần một bác sĩ lưu ý, tuy ông không biết lúc đó.

Dù sao Chúa cũng dùng ông già đó kéo tôi ra khỏi tình trạng tự huỷ diệt. Ông nói chuyện có duyên. Ông không dùng một lời nào thừa thãi cả và có lương tri sống động quân bình cái trọng cái khinh cách hoàn hảo.

Khi ông thấy tôi mê tử vi ông khuyên tôi vứt lá số đi. Ông cho hay tôi nên dùng thời giờ cho những chuyện nên làm hơn là cho những chuyện vớ vẩn.

Ông kể cho tôi về kinh nghiệm của ông. Khi còn trẻ ông tính theo nghề tử vi. Ông học sách Hippocrates làm cho khoa tử vi thành giản dị. Tuy nhiên sau đó ông bỏ hoàn toàn và học y khoa. Lý do của ông rất đơn giản. Ông thích nghĩ mình là người lương thiện và như thế không muốn làm tiền bằng lọc lừa. Ông khám phá ra khoa tử vi luôn đánh lừa. Theo ông nói khoa này hoàn toàn bá láp.

Ông khuyên tôi bỏ khoa tử vi. Ông lý luận: "Nhất là tu từ là nghề của cậu và cậu có thể sống nhờ nghề đó. Cậu không nên thực hành nghề chuyên lừa lọc này; chỉ là thú tiêu khiển thôi. Hãy nghe lời người đã học nghề đó kỹ lưỡng, sống bằng nghề đó mà cũng phải bỏ như tôi."

Tôi chú ý đến sự lưu tâm của ông nhưng còn muốn biết tại sao khoa này sai lầm mà nói trúng thế. Ông nói đó chỉ là may ăn may vớ cũng vô lý như bói Kiều. Ðôi khi câu thơ có thể áp dụng, nhưng chung chung thôi. Nhưng chỉ là may rủi vì thi sĩ đâu có muốn hướng dẫn ta.

Lúc đó Vindicianus không thuyết phục nổi tôi. Tôi còn bị mê hoặc vì bao nhân vật thời danh sáng láng xem tử vi. Tôi thấy khó mà tin khoa này dựa trên sự may rủi. Nhưng ông đã gieo mầm mống hoài nghi trong lòng tôi.

Ít lâu sau tôi mới xác tín là Vindicianus và người bạn khác là ông Nebridius cả hai đều hoài nghi về giá trị khoa tử vi là đúng. Những trường hợp làm cho tôi kết luận như thế thật kỳ lạ.

Tôi có người bạn thân tên là Firminus đến giúp tôi. Anh muốn làm ăn khá giả và xin tôi chấm sao cho anh. Cũng như tôi anh đang học nghề tự do và tu từ, và cũng như tôi anh say mê tử vi nhưng cũng hơi nghi ngờ về khoa này.

Tôi đồng ý chấm sao cho anh nhưng thêm rằng tôi không còn tin là chính xác nữa. Anh mới kể cho tôi nghe câu chuyện của cha anh. Nhiều năm trước cha anh và người bạn học tử vi rất nghiêm túc. Họ cẩn thận đến nỗi luôn có mặt khi có ai sinh ra trong nhà để ghi chú giờ đúng và so sánh với lá số.

Khi mẹ Firminus có thai ông bạn của cha ông cho hay một đứa nô lệ gái cũng có thai. Họ quyết định theo dõi hai đứa trẻ sắp sinh ra rất cẩn thận, và so sánh hai lá số.

Hai đứa nhỏ sinh ra trong cùng một giờ tuy ở hai nhà khác nhau. Cả hai đều là con trai và một đứa tên là Firminus, bạn tôi sau này. Nhưng anh biết trong một thành phố xa khác có một chàng trai cùng tuổi cũng một lá số nhưng đang sống một cuộc sống khác hẳn.

Ðiều này làm Firminus khó chịu. Tại sao nếu hai đứa cùng sinh ra cùng một lá số mà có cuộc sống khác nhau như thế? Anh ta giàu có, có văn hoá, thành công, còn anh kia vẫn là nô lệ, nghèo khó, không được ăn học, và phải chật vật trong cuộc sống.

Nhưng tôi cho anh hay, tình trạng rất phức tạp. Ở đây chúng ta đoán xem anh ta có được công việc mong ước hay không. Nhưng tại sao lá số cho anh được mà lại không cho anh chàng nô lệ kia không được? Nếu có gì hữu lý trong khoa tử vi thì hai anh chàng phải có cuộc sống giống nhau, trái lại cuộc sống họ hoàn toàn khác nhau.

Kết quả thực rõ ràng. Khi tôi chấm sao cho Firminus tôi không thể cho anh lá số khác với tên nô lệ có cùng lá số và nếu khoa học này đúng thì, có cùng lá số tại sao đúng cho anh ta và sai cho tên nô lệ.

Ðiều này làm cho tôi nghĩ đến những người sinh đôi, cùng sinh trong một cung sao nhất là về Esau và Giacob trong sách Sáng thế, tại sao tính khí và định mệnh khác nhau như thế. Chúng tôi kết luận là tất cả đều vô lý.

Lạy Chúa, chắc hẳn, chỉ có chân lý trong tay Chúa. Không ai có thể nói "điều gì sẽ xảy ra?" Trong sự khôn ngoan tuyệt diệu của Chúa,Chúa quyết định kết quả cho những biến cố và định mệnh cho mỗi cá nhân. 




No comments:

Post a Comment