Thầy dậy và nhà giảng thuyết
Phần này là tuyển tập nhỏ, những bài mẫu trong kho tàng tác phẩm đồ sộ của thánh Augustin về cuộc sống Kitô hữu và tu đức cũng như những vấn đề lớn của đức tin.
Ta thấy thánh vịnh quan trọng thế nào trong một giai đoạn cuộc đời của Ngài. Cũng phản ánh ở đây một số những vấn đề ngài đã suy nghĩ trong những
năm hành trình đức tin.
Ðiều đáng chú ý là tâm hồn của thày giáo và nhà giảng thuyết. Augustin luôn áp dụng chân lý thánh kinh nhưng ta phải công nhận là không phải luôn luôn theo phương pháp chú giải hiện nay. Nhưng ngài dùng kiến thức thánh kinh để đặt vấn đề, cảnh sáo, sưởi ấm, khuyến khích và gợi hứng mà không có nhà giảng thuyết hay văn sĩ thời nay sánh bằng. Giám mục thành Hippo tuy qua đời năm 430 nhưng vẫn còn nói với chúng ta.
33. Nguy hiểm của nói hành
Một trong những gương mẫu của mẹ tôi là việc mẹ sử dụng lời nói chỉ để mang lại bình an.
Mẹ chinh phục mẹ chồng khi không bao giờ nói xấu bà ta, ngay cả khi mẹ luôn bị chỉ trích nhiều, sau này bà mới biết, qua những tin đồn ác ý trong nhóm đầy tớ. Sự kiên nhẫn và miệng lưỡi dịu hiền đã chinh phục bà nội tôi.
Qui luật của mẹ tôi là chỉ nói với người khác điều có thể làm cho hai người thù nhau giải hoà, không bao giờ làm cho người ta ghét nhau. Nếu bà nói riêng cho từng người đang tranh cãi, bà chỉ nói những điều tích cực và giúp ích mà người kia đã nói. Ðây là một nhân đức nhỏ. Nhưng kinh nghiệm cho tôi thấy là, hầu hết người ta trong những trường hợp ấy, có lẽ đây là một trong những hậu quả của bản tính con người đã sa ngã, thường có khuynh hướng nói đến những điều xấu xa nhất họ được nghe và còn nói thêm nữa.
Không có con đường hoà bình như đã nói, đúng hơn hoà bình là con đường.
34. Không phải chúng ta biết gì nhưng tại sao ta biết
Lạy Chúa, Chúa vui lòng với người chỉ vì họ không có kiến thức. Thực sự có thể có người biết hết mọi sự phải biết trong thế giới bao la này, chỉ trừ không biết Chúa và như thế cũng không biết gì hết. Còn như người khác có thể không biết gì những kiến thức nhân loại, nhưng họ biết Chúa và họ sung sướng, thoả mãn.
Nói đúng ra, ai ở chỗ tốt hơn, một người có cây và cám ơn Chúa vì những gì tốt đẹp cây đó mang lại, hay người cũng có cây đó biết cây nặng bao nhiêu và kích thước nó cho đến cái lá cuối cùng, nhưng không biết là Chúa là Ðấng Sáng tạo và qua Chúa họ mới sử dụng được cây đó. Thực sự con người sau dốt nát dù có nhiều dữ kiện, còn người trước thì khôn ngoan dù họ không biết nhiều chi tiết.
Như thế cách chung chung kiến thức quan trọng nhất là biết Chúa. Một người có kiến thức ấy như thánh Phaolô nói "không sở hữu gì nhưng có mọi sự". Chúng con không thể biết Ðại hùng tinh chạy ra sao, không thể phân tích những nguyên tốt hoá học hay đo lường lục địa, tạo nên những yếu tố, nhưng chúng con có thể biết Chúa, lạy Chúa, là Ðấng Sáng tạo và là Chúa, định cho sao trời chạy, tạo nên những nguyên tố và làm nên hình thù đất trời biển cả. Biết người hoạch định chương trình thì tốt hơn biết chương trình.
35. Vâng lời Chúa và Caesar
Có khác biệt giữa luật Chúa và luật con người. Luật con người dựa trên nhiều tập tục và thói quen khác nhau, còn luật Chúa thì bền vững và tuyệt đối.
Dĩ nhiên điều ấy không có nghĩa chúng ta có thể khinh thường luật nhân loại, luật quốc gia hay chính quyền mà không phải phạt. Luật do hiến pháp một quốc gia hau dân tộc là ý muốn của toàn thể và không thể chấp nhận cho cá nhân chống lại đoàn thể mà họ chỉ là phần tử.
Vì thế người có đạo tôn trọng luật quốc gia nhưng không thể ưu tiên hơn luật Chúa. Khi Chúa truyền gì thì phải làm. Phải, chúng ta phải thi hành dù cho trái ngược với tập tục hay qui luật của xã hội dù cho từ trước đến nay không có như thế. Nếu Chúa truyền cho ta làm gì mà vì lý do này nọ ta thôi không làm thì chúng ta phải làm lại. Nếu Chúa truyền phải xếp đặt điều gì mà hiện tại không có, chúng ta phải xếp đặt.
Lý do rất đơn giản. Hoàn toàn hợp pháp cho nhà lãnh đạo trên thế gian ra sắc lệnh mới, và bề dưới bó buộc phải tuân hành trừ khi nó vi phạm công ích. và như ta thường công nhận xã hội có trật tự là ta vâng lời lề luật, thì cũng có cá nhân có thể chống lại luật đó.
Nếu ta không vâng lời luật nhân loại làm sao ta vâng theo luật Chúa được? Trong trật tự xã hội nhân loại người lớn chẳng hạn nhà nước được người nhỏ như cá nhân vâng lời. Vì quyền năng Chúa vô cùng cả vũ trụ phải vâng phục người và không có biện luận ưu tiên cá nhân hay công ích nặng ký hơn luật Chúa.
36. Tiếng nói của con tim
Tại trường tôi phải học tiếng hilạp và tôi ghét điều này. Người ta bảo tôi truyện Homer rất tuyệt nhưng thực ra tôi không thích gì. Tôi dám nói câu chuyện hấp dẫn, đối thoại không ngoan và tinh tế nhưng cũng không giúp gì cho tôi. Khó mà thích cuốn sách mỗi câu phải ngưng lại và dùng thì giờ tra từ điển hơn đọc truyện. Cũng không giúp được gì khi có ông thày trước mặt mang thước kẻ và đánh đập mỗi khi mình sai.
Dĩ nhiên có thời tôi phải học tiếng latinh. Nhưng điều này dễ dàng biết bao. Không ai đứng gần tôi. Không có áp chế và đàn áp. Người vú nói với tôi khi tắm hay thay quần áo. Cha mẹ tôi nói khi ăn cơm. Khi tôi làm chuyện gì khôn các ngài khen tôi bằng tiếng latinh. Khi có ai làm trò cười cho tôi, câu chuyện khôi hài cũng bằng ngôn ngữ quen thuộc đó.
Tự nhiên, thời gian qua, khi tôi muốn nói gì hay khen ai hay làm cho họ cười, tôi nói tiếng latinh, có thể lúc đầu sai nhưng không ai để ý. Ðây là ngôn ngữ của tôi, ngôn ngữ của trái tim, tôi học do người ta nói chứ không do thày giáo. Ðiều quan trọng là sự tò mò,tự do và thích thú là cách học tốt hơn học vì cần, vì sợ hay do thúc đẩy.
Rồi tôi tự hỏi trong những vấn đề siêu nhiên có như thế không? Tôi có học con đường của Chúa vì sợ vì bổn phận và thúc đẩy? Hay do tự do và niềm vui, chỉ vì đang ở nhà cha tôi? Tôi có thể biết được tiếng của Thánh Linh như khi tôi nghe tiếng mẹ đẻ?
Tôi quyết định là câu trả lời là không. Những điều của Thần linh không đến tự nhiên như tiếng mẹ đẻ cho người sa ngã. Thích thú, vui và tự do giúp tôi học nhưng sau đó cần có, dù tôi không muốn thế, sự thúc đẩy của Chúa, áp lực của Thánh Thần, sự tự chế của Chúa qua những qui luật tình thương. Ðể một mình tự do và niềm vui sẽ đem chúng ta đến bến bờ nào?
37. Chúa như thế nào?
Chúa là ai ngoài Chúa ta? Thiên Chúa nào ngoài Thiên Chúa ta? Chúng con mong biết Chúa như thế nào để hiểu làm sao Chúa có thể hoà hợp bao yếu tố chọi nhau. Chúa tối cao trên mọi sự, toàn năng, rất từ bi, nhưng lại hoàn toàn công chính. Chúa có thể dấu mình không cho chúng con thấy nhưng vẫn ở với chúng con mọi lúc. Chúa là nguồn sự Ðẹp nhưng cũng của vật chất thô kệch. Chúa có thể hoàn toàn cho chúng con tin cậy nhưng chúng con không thể nắm lấy Chúa. Chúa không bao giờ thay đổi nhưng Chúa là nguyên nhân cho vạn vật đổi thay. Vì Chúa vĩnh cửu, Chúa không trẻ không già, nhưng Chúa làm cho mọi sự nên mới. Và im lặng không ai để ý Chúa lại dẫn người kiêu ngạo trên con đường hư hoại. Chúa hoạt động không nghỉ nhưng là nguồn sự ngơi nghỉ. Chúa nâng đỡ, tràn đầy, binh vực, sáng tạo và nuôi sống hoàn hảo mọi sự.
Chúa yêu hoàn hảo nhưng không để tình yêu thành một sự ám ảnh như chúng con. Chúa được diễn tả như người ghen tương nhưng không ghen ghét hay bối rối. Chúa được diễn tả là giận dữ nhưng không có tội và làm sai ý nghĩa. Chúa thay đổi hành động nhưng không thay đổi mục đích.
Chúa có mọi sự nhưng Chúa hài lòng khi thấy mọi sự nở hoa. Chúa không ham hố nhưng Chúa đòi chúng con dâng tài năng và khả năng thiên phú cho Chúa. Chúa không mắc nợ chúng con điều gì nhưng Chúa trả hết nợ thất bại và tội lỗi cho chúng con.
Thiên Chúa này là niềm vui thánh thiện của con. Con phải làm gì để ca tụng Chúa?
38. Chúa và sự qua đi của thời gian
Vì mọi sự tốt lành do Chúa mà đến,lạy Chúa, và mọi tiến trình cứu độ của con do Chúa mà đến.
Chúc ban phúc cho con từ lâu, lâu trước khi con biết chúng là gì và chúng từ đâu đến. Như trẻ sơ sinh điều con biết chỉ là bú mớm và thoả mãn với kết quả đó. Về sau con bắt đầu cười và dần dà khám phá ra con là ai. Nhưng khi con ngỏ ý cho những người chung quanh con, cha mẹ, bà vú, và nhiều người khác con thấy con không thể làm chuyện đó. Con biết cái con muốn nhưng con không thể thông hiệp với họ và họ với con. Cuối cùng, bị uổng công, con vẫy tay kêu khóc và khi không thành công thì mặt đỏ lên vì tức giận.
Ðiều này không có gì đặc biệt. Thường thì kinh nghiệm hàng ngày cho ta thấy con nít thường phản ứng như thế và dần dần chúng học thông hiệp với người khác và thời gian uổng công qua đi.
Như một đứa nhỏ con cũng có sự hiện hữu và cuộc sống và muốn tìm cách thông truyền cho người khác về chính mình. Ðiều này hữu lý cho hữu thể do Chúa tạo thành. Chính Chúa là cái hữu và là sự sống và trong tình yêu Chúa đã mạc khải Chúa cho chúng con. Chúa đã thông truyền cái hữu và sứ sống đó cho thụ tạo.
"Năm tháng của Chúa không hao mòn..Chúa vẫn là thế." Mọi năm tháng của Chúa như ngày hôm nay. Chúng con từ tuổi thơ sang tuổi trẻ và những tuổi kế tiếp, cho đến ngày hôm nay. Nhưng ngày mai, với những gì phía trước, và ngày hôm qua, với những gì dĩ vãng, đều chứa đựng trong ngày hôm nay của Chúa, không phải tương lai cũng như quá khứ nhưng đời đời là hiện tại.
39. Ðáng được chúc tụng
Chúa cao cả, và đáng được chúc tụng: quyền năng Chúa lớn lao và sự khôn ngoan Chúa vô cùng.
Như các thánh trên trời linh hồn con người cũng muốn thờ phượng Chúa, lạy Chúa, dù cho chúng con sinh ra để chết và mang gánh nặng với kiến thức về điều ấy. Chúng con trong sự kiêu ngạo nhỏ bé được sống, cũng muốn ca tụng Chúa. Do Chúa vẽ ra, nên việc chúng con ca ngợi Chúa mang lại niềm vui kỳ lạ không thể giải thích vì Chúa đã dựng nên con cho Chúa, và lòng con không an nghỉ cho đến khi được nghỉ an trong Chúa.
Vì vậy, lạy Chúa, con có hai câu hỏi. Con quay về Chúa để ca tụng Chúa hay để xin ơn tha thứ? Và biết Chúa hay quay về Chúa, điều nào đến trước?
Không ai quay lại người họ không biết. Quay về người hay sự vật cũng thế. Ðàng khác theo ý Chúa thì khi chúng con quay về Chúa, xin Chúa giúp đỡ, thì Chúa sẽ tỏ mình cho chúng con. Như sứ đồ Phaolô nói " Làm sao họ kêu cầu người mà họ không tin? Và làm sao học tin nếu không có người rao giảng?" Nhưng người viết thánh vịnh xác định trong trường hợp khác: "Ai tìm Chúa sẽ ca tụng Chúa..Ai tìm kiếm ngài sẽ thấy Ngài." Và dĩ nhiên ai tìm thấy Chúa sẽ ca tụng Chúa. Con sẽ làm gì ? Con sẽ tìm Chúa, bằng cách quay lại cùng Chúa và xin Chúa giúp. Nhưng con sẽ quay lại Chúa với niềm tin vì sự kiện là chân lý về Chúa đã được rao giảng cho con. Chính niềm tin của con, Chúa ban cho qua Chúa Giêsu, Con Người, và tỏ cho con qua sứ vụ của người rao giảng trung thành, làm cho con quay về Chúa và xin Chúa giúp đỡ. Ðức tin nói với đức tin.
40. Thấy và tin
Người Kitô hữu tin rằng chúng ta có thể thấy Chúa theo một ý nghĩa nào đó. Chúng ta không nghĩ đến điều đó, dĩ nhiên, khi nhìn với con mắt vật chất. Chúng ta cũng không nghĩ tới điều đó theo kiểu sử dụng thị giác thông thường, khi ta thấy trong trí tưởng tượng hay hiểu hành động ý định hay ước muốn của tâm trí ta."Tôi thấy" có nghĩa như thế. Nhưng không thể sử dụng về Chúa vì ta không thể thấy ngài với mắt ta, cũng không thể tưởng tượng người như thế nào, và cũng không thể nắm lấy ngài bằng tâm trí. Như thế mắt, trí tưởng tượng hay lý trí không phải là những phương tiện do đó ta có thể nói là ta thấy Chúa.
Thánh kinh nói người có lòng trong sạch thì thấy Chúa (Matt.5:8) Làm sao có thể thấy? Kinh thánh không hướng dẫn ta rõ ràng. Sự thực, ta thường tin vào vào những sự ta không thấy và không thể tưởng tượng: là Roma do Romulus thành lập hay Constantinople do vua Constantine; là cha mẹ thụ thai ta và chúng ta có tổ tiên khác và xa. Bây giờ chúng ta có thể biết những sự ấy bằng thị giác (chúng ta không ở đó khi xảy ra) hay bằng lý trí suy luận hay dấu hiệu. Ta phải chấp nhận theo chứng từ của người nào khác.
Có người ta thấy được là đáng tin và chứng từ của họ không mâu thuẫn với điều ta học được từ những nguồn tài liệu khác, được công nhận như đáng tin. Như thế những sự về Chúa do chứng người khác chỉ cho ta không thể chấp nhận được nếu mâu thuẫn với kinh thánh. Vậy thì liên hệ giữa tin và xem như thế nào? Có phải lúc trước thì ta làm với cái gì hiện diện rồi sau đó ta làm với cái không hiện diện?
Không phải giản dị như thế. Ta có thể trông thấy với đôi mắt vật lý, và nghe với tai vật lý, có người hiện diện với tôi khi anh ta thuyết phục tôi làm gì. Hoặc hiện tôi làm điều anh ta muốn không tuỳ thuộc vào sự hiện diện vật lý cũng như sự thức tỉnh của tôi, nhưng tuỳ thuộc tôi có tin anh ta không.
Vả lại, điều này tuỳ thuộc vào uy tín họ thúc giục tôi làm có đáng tin không. Vì thế ta tin kinh thánh kể cho ta về việc sáng tạo hay sự sống lại của Chúa Giêsu, dù cho ta không chính mắt thấy những việc đó. Chúng ta tin lời chứng đáng tin.
Như thế kiến thức gồm cái thấy và cái tin. Ta là người chứng cho cái ta thấy hay đã thấy trong quá khứ. Nhưng khi liên quan đến sự ta tin thì ta tuỳ vào chứng cớ người khác mà ta tin là đáng tin. Vì vậy ta hữu lý khi biện luận rằng tin như thế không kém việc xem vì đàng nào ta cũng nhìn với con mắt tâm trí điều ta sẽ tin cách chắc chắn.Kinh nghiệm chứng minh điều đó khoa luận lý ủng hộ, và nó đặt căn bản trên sự hiển nhiên của những người ta xét có liên hệ. Chúng ta có thể nhìn sự vật với thị giác nhưng hiểu sai. Chúng ta có thể tin với con mắt tâm trí điều ta không có thể xem thấy, và có thể đúng.
Như tông đồ Phêrô nói "Dù anh em chưa xem thấy người bao giờ nhưng tôi biết anh em yêu mến người" và như Chúa nói "Phúc cho kẻ không thấy mà tin."
41. Người trong sạch trong tâm hồn thấy Chúa
Sau khi sống lại ta sẽ mang thân xác thần thiêng. Thân xác hay hư nát và hay chết này sẽ mang lấy sự không hư nát và bất tử. Như thánh Phaolô nói: "Chúng ta sẽ biến đổi."Và chúng ta sẽ thấy Chúa trong thân xác linh thiêng ấy.
Nhưng có vấn đề đặt ra ngay. Ta thấy với mắt ta. Ðiều này có nghĩa là trên thiên đàng ta có thân xác như ở trần gian, hoàn toàn với đôi mắt? Hay có cách xem nào khác không cần giác quan của cơ thể? Thánh kinh kể cho ta là Chúa là Cha thấy Con và rằng khi khởi đầu cuộc sáng tạo ngài thấy ánh sáng bầu trời và biển cả. "Chúa thấy mọi sự tốt lành ngài đã tạo dựng và này đây chúng rất tốt lành" Nhưng Chúa là thần linh. Ta không tin ngài có thân xác hay bị giới hạn bởi một hình thể vật lý. Như thế thị kiến không thể chỉ gán cho cơ thể hay chỉ cho cơ thể mà thôi. Có cách nhìn xem hợp với hữu thể linh thiêng. Qua thánh kinh kiểu thị kiến linh thiêng ấy được diễn tả và coi như cao hơn cái nhìn vật lý. Các tiên tri được gọi là những vị nhìn thấy.
Khi nói thế chúng ta phải coi chừng lại bị rơi vào lầm lạc khác nghĩa là cho rằng qua sự thân xác sống lại không những cởi bỏ tình trạng hay chết và hư nát, nhưng còn cởi bỏ tình trạng là một cơ thể như thế trên thiên đàng ta chỉ là thần linh. Như thế là chối bỏ sự thân xác bất tử được thánh kinh dạy rõ ràng. Ðiều thánh Phaolô nói là thân xác ta ngày sống lại sẽ thay đổi, nhưng không phải là ngưng hiện hữu. Chúa Giêsu là gương mẫu cho việc ta sống lại, đã nói là "xem thấy cha trên trời".
Nhưng câu hỏi quan trọng hơn là: ta phải hoàn tất điều kiện nào để thấy Chúa trên trời? Chính Chúa đã trả lời cho ta "Phúc cho người có lòng trong sạch: họ sẽ thấy Chúa."
Anh em biết tôi cảm phục giám mục Anbrose như thế nào, vì nhờ người Chúa đã giải thoát tôi khỏi lầm lạc dẫn tôi đến ơn cứu độ và phép rửa. Tôi rất thích mấy tiếng ngài viết về vấn đề này không phải vì cá nhân tôi thán phục ngài, nhưng vì đặt căn bản trên chân lý Thánh kinh.
Ngài viết: "Ngay cả khi sống lại không dễ gì thấy Chúa, chỉ trừ kẻ thanh sạch trong tâm hồn. Vì Chúa đã kê ra nhiều người nhân đức được Chúa ban phúc nhưng chỉ có người trong sạch trong tâm hồn có thể thấy Ngài."
Nếu ngài bảo chỉ có người có lòng trong sạch mới thấy Chúa thì có những kẻ khác không thấy Chúa: những kẻ không xứng đáng, người không trong sạch và người không thực sự muốn thấy Ngài. Nhưng người trong sạch trong lòng sẽ thấy ngài và không chỉ trong ngày sống lại. Họ thấy ngài khi ngài đến và ngự trong lòng họ, tại đây và lúc này.
Vì thế ta hãy thanh tẩy tâm hồn và dọn phòng cho người để ngài có thể mở mắt và ta thấy vinh quang ngài.
42. Sự hiện diện của Chúa
Dù Chúa hiện diện khắp nơi ngài không ngự trong người nào. Và người cũng không tràn đầy con người ngài đang ngự với. Có một chân lý về Chúa là ngài bao trùm vũ trụ bằng sự bao la của ngài, như là ngài tràn đầy một nửa và còn một nửa khác của ngài là những thụ tạo khác, nhưng qua phẩm chất của sự hiện diện. Ngài là quyền năng nâng đỡ ta, hoàn toàn hiện diện trong mỗi phần tử. Như Chúa nói qua tiên tri "Ta làm đầy trời và đất" Không có nơi nào ta đi tới mà không có ngài. "Tôi có thể tránh khỏi thần trí Chúa ở nơi nào và dấu ẩn khi Chúa hiện diện ở nơi nào." Nhưng có phải lạ lùng khi Chúa tràn đầy mọi phần của vũ trụ lại bị tâm hồn con người mà ngài tạo dựng trục xuất? Thánh Phaolô nói tới những người "không có thần khí của Chúa Kitô" (Roma 8:9) và vì ta tin rằng Ba Ngôi Thiên Chúa không bị phân chia không thể nào Chúa Cha hiện diện nơi người không có Thánh Thần ngự. Vậy hình như hậu quả sẽ là Chúa hiện diện khắp nơi do bản tính thiên chúa nhưng ngài không hiện diện trong mỗi người do ơn sủng.DO vô tín và tội lỗi ta có thể trục xuất Thiên Chúa sáng tạo ra khỏi tâm hồn thụ tạo của Ngài.
Nhưng vì Chúa không ở trong hết mọi người người không làm tràn đầy hết mọi người mà người ngự trị. Ðàng khác tại sao Elisha cầu xin cho hai thần trí của Elia ở trong ông? Và làm sao ta có thể giải thích sự kiện có người thánh thiện hơn người khác nếu Thiên Chúa không hiện diện hoàn toàn trong họ.
Lại thêm vấn đề khác. Nếu Chúa hiện diện hoàn toàn nơi thụ tạo của Ngài làm sao ngài hiện diện nhiều hay ít hay không hiện diện gì? Câu trả lời ở chỗ thụ tạo có khả năng tiếp nhận ngài, không phải do ý ngài muốn tuôn tràn. Vũ trụ ngài tạo dựng và vẽ ra đẹp đẽ có khả năng tiếp nhận Ngài nên ngài tuôn tràn trong mọi phần bằng sự hiện diện và quyền năng Ngài. Nhưng tinh thần con ngừơi qua tội và phản loạn, đã trở thành hoàn toàn xa lạ với người và nếu không có ơn tha thứ và ơn sủng không có khả năng đón nhận ngài. Nếu mắt mù không nhận được ánh sáng mặt trời điều đó không do lỗi của mặt trời. Mặt trời chiếu sáng khắp nơi nhưng không phải hết tất cả có khả năng tiếp nhận ánh sáng. Với Chúa cũng thế. Nếu có người qua tội lỗi và vô tín ít nhận người thì không làm giảm bớt ngài. Chúa nơi chính mình là toàn thể và hoàn toàn, không cần tìm chỗ ở trong tâm hồn con người. Tâm hồn ta cần người như phương tiện cho sự sống và mạnh khoẻ.
Chúa là Ðấng đời đời có thể liên hệ, có thể hiện diện hoàn toàn nơi mỗi cá nhân. Dù cho mỗi người tin có người theo trình độ khác nhau, theo khả năng khác nhau của mỗi người, người hơn người kém, nhưng do ơn sủng lòng từ bi ngài ngài xây dựng họ thành đền thờ quí giá nhất cho Ngài, nơi ở trọn hảo cho Ngài.
43. Tìm mảnh đất cho cuộc sống hạnh phúc
Nếu ta nhìn đến những người vượt biển, đi tàu theo những nguyên tắc khác nhau trong cuộc sống, chúng ta thấy có ba loại. Có người không biết đến điều kiện và đi ra biển một chút thôi, không có gió nhưng trong tình trạng im lặng. Họ không cần cố gắng nhiều cũng đến đó nhưng sung sướng khuyên kẻ khác theo họ.
Nhóm thứ hai trái lại,bị đánh lừa vì vẻ yên lặng của biển, đi xa hơn và để mình đi khỏi quê hương. Nếu có dòng nước quyến rũ hay gió bất chợt nổi lên, ho sung sướng đi chấp nhận bão tố như những vấn đề thích thú. Ðôi khi gió ngược làm cho họ phải xem lại bản đồ và hoạch định cho cuộc hành trình đến hải cảng bình an mà họ thiếu khôn ngoan đã rời xa.
Nhóm thứ ba gồm những người đã ra biển khi còn trẻ, nhớ lại những dấu hiệu của quê hương, chỉnh địa bàn về ngay quê nhà dù cho thời tiết hay số mệnh. Chính ký ức về quê nhà lôi kéo họ chứ không phải sự khôn ngoan của kinh nghiệm.
Thực ra chúng ta là lữ hành tìm kiếm mảnh đất cho cuộc sống hạnh phúc, Thành Trì của Chúa. Ðiều ta cần biết chính là cái gì ngăn cản vào bến bờ là tảng đá lớn mọc lên giữa biển. Ta phải sợ và cẩn thận tránh khỏi.
Nhìn nó rất đẹp và nằm trong màn ánh sáng đẹp huyễn hoặc. Nhiều khi người tìm mảnh đất lại nghĩ mỏm đá hơn là mảnh đất nên không còn tham vọng đi thêm. Có người còn bị cám dỗ bỏ mảnh đất đi ra mỏm đá vì thấy nó cao và cho họ nhìn xuống kẻ khác. Nguy hiểm chính của hòn đảo là nó có vẻ cho tìm người kiếm mảnh đất hạnh phúc, con đường hấp dẫn khác nhưng chưa đặt chân lên đó, và vì thế nó đưa họ đi xa.
Mọi người tìm kiến thức đích thực về mình và về Chúa phải sợ mỏm đá này chính là kiêu ngạo và hư danh. Không có gì chắc chắn trên đó cả. Nó sụp đổ và nuốt trửng những ai đi trên nó tiêu diệt họ ngay nơi cửa sáng láng của mảnh đất hạnh phúc mà họ thấy từ xa, nhưng họ điên khùng không thể vào được.
44. Khúc ca lên đền; suy niệm thánh vịnh 120
Thánh vịnh này gọi là khúc ca lên đền, ca khúc khi người ta bước lên, từng bước một, lên đền thánh. Ðây là thánh vịnh về sự tiến bộ trên đường siêu nhiên: tiến lên từ thung lũng nước mắt cho đến nơi hồng phúc. Ta hãy quyết định tiến lên tự tâm hồn vì Chúa Kitô, chính ngài đã xuống trần để ta có thể lên trời.
Ta thấy trong dân Chúa có người đi lên và cũng có người thụt lùi trong tội lỗi và thất bại. Ai tiến lên là người tiến bộ trong hiểu biết siêu nhiên. Còn kẻ thụt lùi là kẻ thoả mãn với "sữa" mà thôi trong khi họ có thể dùng những của ăn siêu nhiên. Thường sự sợ hãi chận ta lại và sự khôn ngoan kéo ta lên cao hơn.
Ta hãy tưởng tượng mình như kẻ muốn đi lên. Việc đi lên này xảy ra tại đâu? Trong lòng ta. Ta khởi đầu cuộc đi lên từ đâu? Từ khiêm nhu, thung lũng nước mắt. Và chúng ta sẽ lên đến chỗ nào? Ðến nơi mà thánh vịnh đã cho thấy "nơi ngài đã chỉ định."
Bây giờ, khi người Kitô hữu hoạch định để tiến triển trong sự thánh thiện, đi lên chỗ Chúa đã định, thì họ sẽ trở thành mục tiêu cho kẻ thù tấn công cho miệng lưỡi thù nghịch. Ai chưa kinh nghiệm cuộc tấn công đó không thể tiến lên cách nghiêm túc được và ai không cảm nghiệm bây giờ thì cũng chưa lên đường.
Nhưng một khi anh em chị em Kitô hữu quyết tâm đi lên, khinh chê những giá trị trần gian mau qua, đặt Chúa lên chỗ nhất và coi khoái lạc hay sự mọi người biết đến chỉ có giá trị thấp, sẽ thấy họ bị coi là kỳ cục và bị phê bình. Không chỉ có kẻ thù tấn công họ. Có lẽ điều đau khổ hơn là sự phê bình tiêu cực của bạn bè tưởng là cho mình những ý kiến hay, vì cho ý kiến là hành động ban phúc, giúp cho một người được cứu độ, trong khi những cố vấn tối tăm đó lại làm cho bạn hữu mình không được khoẻ mạnh về phần linh hồn. Những cuộc tấn công như thế do bạn bè hay kẻ thù Kinh thánh gọi là miệng lưỡi phỉnh phờ. Vì thế trước khi đi lên người viết thánh vịnh xin Chúa giúp đỡ chống lại cuộc tấn công đó: "Lạy Chúa trong lúc lo âu và Chúa nghe lời con." Tại sao Chúa nghe? Ðể cho họ đi trên con đường đi lên, cho chân họ bước những bước cao hơn, đến nơi ngài đã chỉ định. Và Chúa trả lời cho lời cầu nguyện nào? "Lạy Chúa xin giải thoát con khỏi những môi miệng bất công và lưỡi điêu ngoa." Chính những miệng lưỡi này không cho ta đi lên, đây là những tiếng nói làm thất vọng, phỉnh phờ và làm sai lạc. Chỉ có Chúa Ðấng gọi ta lên cao có thể giải thoát ta khỏi những điều ấy.
45. Tên nhọn tình yêu: suy niệm thánh vịnh 120:4
Chúa trả lời ra sao cho miệng lưỡi phỉnh phờ? cho quân thù làm thất vọng và bạn hữu không giúp được gì? Chính Ngài nói với ta "Tên bắn của người quyền thế mạnh mẽ như than nguội. Nguội đây có nghĩa là vô ích. Tiếng này giống nhau vì làm cho vật gì không còn tác dụng cũng giống như làm cho nó ra vô ích.
Ta hãy xét đến những tên đó là phương tiện cho Chúa giải thoát ta khỏi miệng lưỡi điêu ngoa là gì. "Tên nhọn của người quyền thế" là lời của Chúa. Khi bắn ra nó đi thẳng vào tâm hồn, không mang lại cái chết như mũi tên thường, nhưng mang lại tình yêu và sự sống. Chúa biết cách đốt tên lửa tình yêu và không ai bắn tên tình yêu giỏi hơn người đã đốt lên tên Lời Chúa. Tên này thâu qua tâm hồn người yêu nhưng để giúp họ yêu hơn và thâu qua tâm hồn tình yêu lạnh giá để tình yêu lại cháy lên.
Như thế lời là tên bắn nhưng còn than nguội là gì? Chúng là những cục than cháy làm cho những tư tưởng trần tục của ta bị thiêu cháy, tiêu huỷ những ý nghĩ tiêu cực xấu xa do miệng lưỡi điêu ngoa trồng vào. Anh em biết chuyện đó. Chúa kêu gọi ta làm chuyện gì, nhưng ta lại nhìn và nghe những tiếng nói làm cho chúng ta lạc đường. Ðiều gì làm cho bạn nghĩ bạn có thể làm chuyện ấy? Tại sao người Kitô hữu khác lại mạnh mẽ hơn bạn? Tại sao người bệnh hoạn hay phụ nữ nghèo kia có thể mau mắn thi hành điều bạn cho là cực nhọc? Như thế giới răn Chúa đâm thâu tâm hồn tín hữu khi họ hoàn toàn nản chí vì sự tự mãn bị thương tổn, cũng như ước muốn thành công và được coi trọng.
Than hồng được áp dụng cho điểm này, đốt cháy những cây cối không mạnh khoẻ làm hư đất đai, những cây cối của những tư tưởng và tham vọng thế tục, và làm nền cho Chúa xây dựng đền thờ. Than làm cho hoang vu được ném vào cho ta phá huỷ những gì sự dữ đã trồng trong lòng ta.
Nhưng than có thể "sống". Than nguội là than chết còn than đang cháy là than sống. Than cũng có thể là bức tranh vẽ sự trở lại: của người đã chết nhưng được cho sống lại và để bên lò than cháy. Kết quả thực kỳ diệu. Một tên bợm nhậu, người du thủ du thực, người mê chơi, người gian xảo cũng có thể trở thành Kitô hữu dấn thân, sốt sắng phụng sự Chúa và cháy lên như than hồng.
46. Lều ở Kedar: suy niệm thánh vịnh 120:5
Bây giờ người viết thánh vịnh thốt lên tiếng kêu buồn thảm "Hồn tôi lưu lạc phương xa, tôi ở nơi lều trại Kedar."
Mọi người Kitô hữu đều biết một điều gì trong cái khó hiểu này vì điều ta sống trên trần gian như kẻ xa lạ bị lưu đầy có một ý nghĩa. Ta kêu Chúa từ "tận cùng trái đất." Nhưng cuộc lưu đầy không phải là một sự tròn trịa, nhưng chỉ làm buồn khổ "Than ôi, ngày cư ngụ của tôi thực xa xôi."
Chúng ta thấy mình trong những lều trại Kedar. Chúng là gì? Tiếng Kedar có nghĩa bóng tối và lều trại Kedar là lều trại của Ismael những người theo ông chỉ thờ Chúa bằng xác thịt không siêu nhiên và quá pháp lý. Người viết thánh vịnh đang ở nơi khô khan và bóng tối tinh thần: "Tôi ở nơi lều trại Kedar."
Kinh nghiệm của ông ở đây còn cay đắng hơn :"Với người ghét sự hoà bình con luôn hoà thuận, và khi con nói với họ, họ tấn công con không cần biết lý do."
Ai ghét hoà bình? Chắc chắn là người phá huỷ sự đoàn kết. Ðoàn kết là hoà bình. Không đoàn kết phá huỷ hoà bình. Chúa muốn cho giáo hội hợp nhất và hoà bình và sau cùng ngài sẽ phán xét kẻ phá huỷ nó. Nhưng hiện nay vì lợi ích cho hoà bình ta được kêu gọi sống với họ cho đến ngày Chúa tách ly người lành ra khỏi người dữ và chỉ đưa hạt giống tốt vào kho của Ngài. Vì thế ta hiền hoà ở giữa những người ghét hoà bình. Ðây là những lời của những người thực sự thuộc về Chúa Kitô nhưng được kêu gọi sống giữa cỏ lùng.
Ta còn phải làm chứng: yêu hoà bình, yêu Chúa Kitô yêu hoà bình là yêu Chúa Kitô. Thánh Phaolô nói Chúa Kitô là bình an của ta vì ngài hợp nhất hai dân tộc đang xung đột "làm cho cả hai nên một."(Ephesô 2:14) Vì thế ta phải nói với người xưng mình thuộc về Chúa Kitô mà lại ghét hoà bình là "Tại sao Chúa là sự an bình vì ngài hợp nhất hai dân tộc thành một, các bạn lại muốn làm cho một dân tộc thành hai? Làm sao bạn có thể là người kiến tạo hoà bình khi bạn tạo nên chia rẽ?" Nói thế với người ghét hoà bình là "ăn ở thuận hoà". Nhưng khi ta nói thế những kẻ thù của hoà bình "tấn công ta vô cớ".
47. Người canh không bao giờ ngủ: suy niệm thánh vịnh 121
Trong khi ta đi lên từng bước trong cuộc hành hương tinh thần vào đền thờ Thiên Chúa, người viết thánh vịnh cầu nguyện: "Xin đừng để chân con lung lay."
Ai di chuyển chân ta? Ai di chuyển chân Adam trong vườn Eden, làm cho ông lạc xa khỏi thiên đàng? Cũng chính là kẻ thù đã rời chân ta khỏi con đường chắc chắn. Nhưng trước hết ai đã di chuyển chân các thiên thần sa ngã với những hậu quả trầm trọng như thế? Thánh Kinh nói cho ta là họ sa ngã vì kiêu ngạo. Kiêu ngạo sẽ làm cho ta đi lạc xa Thiên Chúa và sự thiện, khỏi niềm tin. Tin và tín thác là kẻ thù của kiêu ngạo vì tin diễn tả sự khiêm nhường: "Dưới bóng cánh Chúa họ sẽ tín thác."
Người viết thánh vịnh chỉ cầu nguyện: "Xin đừng để chân con xiêu té." Chúa cũng trả lời rất đơn giản: "Ðừng để cho người canh giữ buồn ngủ." Nếu bạn không muốn sẩy chân rớt khỏi con đường đi lên, thì hãy coi chừng người giữ bạn khỏi ngủ mê. Hãy coi chừng cho họ tỉnh thức và coi chừng bước đi của bạn. Như thế bạn sẽ không ngã và chân bạn không xiêu té.
Nhưng ta có thể trả lời là: "Ta không có khả năng để chắc chắn người giữ ta ngủ mất." Dĩ nhiên ta không muốn người canh giữ ngủ quên nhiệm vụ nhưng làm sao có thể ngăn cản điều đó?"
Câu trả lời là: "Chọn cho đúng người canh giữ." Chọn người canh giữ không bao giờ ngủ. Có người như thế không? Dĩ nhiên ai cũng có lúc phải ngủ. Câu trả lời trong thánh vịnh là: "Ðấng canh giữ Israel không bao giờ ngủ." "Ðấng canh giữ Israel không bao giờ ngủ nghỉ." Chúa không ngủ, ngài không bao giờ không làm việc, ngài không bao giờ thôi công việc vĩnh cửu là gìn giữ và hướng dẫn dân người.
Trong cuộc tử nạn Chúa Giêsu đã đi qua sự chết vào sự sống mở đường cho ta là kẻ tin ngài cũng đi qua sự chết đến cõi sống. Nhiều người cho rằng Chúa chết: người ngoại, người do thái, người xấu xa cho như thế. Niềm tin Kitô giáo được phân biệt do niềm tin Chúa Kitô từ cõi chết sống lại "Chúa Kitô một khi từ cõi chết sống lại, Ngài không còn chết nữa. Sự chết không còn làm chủ được người nữa." Chết là hình ảnh sau cùng của giấc ngủ, chiến thắng con người sau cùng. Nếu bạn muốn chọn người canh giữ không bao giờ ngủ thì hãy chọn người không bao giờ chết. Mọi con người đều ngủ, và mọi con người đều chết. Do đó đừng đặt niềm hi vọng nơi người hay chết nhưng nơi Chúa Kitô đã chiến thắng sự chết và như Cha mình "không bao giờ ngủ." Chúa sẽ canh giử bạn không phải một con người sẽ ngủ và chết nhưng Chúa của sự sống và chiến thắng sự chết. Ngài sẽ coi chừng từng bước đi của bạn trèo lên núi Chúa.
48. Ði ra đi vào: suy niệm thánh vịnh 121:8
"Chúa nhìn bạn đi ra đi vào, từ bây giờ và cho đến muôn đời." Ta hãy suy nghĩ một chút về sự đi ra đi vào. Ði ra đi vào là gì?
Tôi xin đề nghị đối với chúng ta đi vào là cám dỗ và chiến thắng là đi ra. Chúa như người thợ gốm, đặt bình nặn vào máy thử rồi khi đã nung xong thì đem ra. Khi thợ gốm đặt vào ông không chắc về phẩm chất nhưng khi lấy ra thì chắc. Chúa "biết kẻ thuộc về mình, " người không bị vỡ dưới sức nóng và chỉ có người khiêm nhường sẽ qua nổi cuộc thử thách.
Trong mọi cám dỗ chính khiêm nhường canh giữ ta. Ta trèo kên từ thung lũng nước mắt hát bài ca Ði lên và khi ta đi lên Chúa coi chừng cho ta cho đến khi ta an toàn đi vào đền thánh. Thánh Phaolô nói: "Ngài trung tín và không để ta bị thử thách quá sức chịu đựng." Như thế Chúa coi chừng khi ta đi vào thử thách và đi ra trong chiến thắng.
Một phần của sự coi chừng, khi ta đi vào, là làm cho ta khỏi bị thử thách quá sức chịu đựng. Nhưng ngài cũng coi chừng khi ta đi ra: " Ngài cho ta con đường đi ra để bạn có thể chịu được."
Như thế ta đừng dựa vào sức mình để tự vệ. Ta nên tin vào Chúa để bảo vệ và gìn giữ ta. Ngài không ngủ dù ngài đã ngủ trong giấc chết vì ta. Nhưng bây giờ ngài sống lại, ngài không còn chết nữa.
Trong khi trèo lên từ thung lũng khóc lóc, ta đừng mất thời giờ hay quay lại. Còn vài con đường khác để đi và sự lười biếng và kiêu ngạo cố gắng rủ ta theo con đường khác dễ dàng hơn. Nhưng ta có thể từ chối và trèo cho vững chắc trên con đường mục đích của ta, nếu sự tín thác nơi Ðấng canh chừng bước ta đi ra đi vào ngài giữ chân ta và che phủ ta khỏi mặt trời thiêu nóng của ban ngày và ánh trăng lạnh lẽo ban đêm.
Nếu ta tín thác vào chính mình thì chân ta lung lay rồi, và một khi đã xiêu té, dù ta có mức độ đức tin nào sự kiêu ngạo sẽ làm cho ta mê ngủ và té nhào. Ai khiêm nhượng đi lên từ thung lũng nước mắt đi lên núi Chúa là người cầu nguyện: "Xin đừng để chân con xiêu té."
49. Gierusalem trên trời: suy niệm thánh vịnh 122
Ðây cũng là thánh vịnh đi lên. Người viết thánh vịnh muốn đi lên, lên trời, hay như viết tại đây: lên Jerusalem. "Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi "Chúng ta hãy vào nhà của Chúa." Như đám đông tụ họp để hành hương nơi thánh địa, người thờ phượng đi lên đền thánh Jerusalem. Họ chạy, họ hối hả. Họ bị kích thích và ham muốn. Ta hãy để mình bị kích thích cùng với dân Chúa đi vào nhà ngài. Hãy vui với người đã vào trước ta các tiên tri và tông đồ đã gọi ta "hãy đi vào nhà Chúa".
"Chân ta đứng nơi tiền đường người, hỡi Jerusalem." Thực sự họ chưa tới nhưng đó là niềm tin và hi vọng như là chân họ đã đặt lên đất thánh. Bạn thấy là bạn sẽ chiếm hữu được nhà Chúa nếu bạn trung thành tìm kiếm nó. Người trèo lên sẽ khuyến khích mình khi nghĩ là họ đã ở đó. "Chân ta đứng trên sân của người." Ðiều này làm cho việc trèo lên dễ hơn.
Nhưng Jerusalem nào đây? Jerusalem là tên một thành phố trên trần gian thành phố hiện nay đổ nát. Tại sao ta mong đứng trong đền thánh xa lạ và đổ nát? Nhưng người viết thánh vịnh qua thánh thần không hát về Jerusalem dưới đất xây bằng đá gỗ hay hồ, Jerusalem đã giết các tiên tri và ném đá những người được sai đến, nhưng là Jerusalem trên trời, thành thánh mà Phaolô gọi là "mẹ của tất cả chúng ta...vĩnh cửu trên trời."
Jerusalem được diễn tả ở đây là "được xây cất như một thành trì." Khi David nói thế thì Jerusalem đã xây xong. Còn thành phố đang được xây là Jerusalem mới, không xây bằng gạch hay đá (như Phêrô nói) có nền móng là Chúa Giêsu Kitô. Ðây là thành phố trên trời, có nền móng trên trời. Mỗi vị rao giảng chân lý giúp cho việc cắt đá nhưng chính Chúa làm cho thành hình thể thích hợp cho đền thánh ngài. Nếu ta có niềm tin ta là thành phần của đền thờ mà ta mong muốn đi tới "Anh em được xây dựng như những viên đá sống động..Anh em là đền thờ Thiên Chúa."
Ðền thờ này có đặc tính chói ngời:" Jerusalem được xây dựng như một thành trì nghĩa là duy nhất với mình." Mọi người trong đó đều hợp nhất. Như Thiên Chúa dựng nên nó, nó luôn như thế, không phải nay thế này, mai thế khác. Chúa Kitô duy nhất và luôn như thế. Và nếu ta, dưới áp lực của cuộc sống hàng ngày với những giá trị mau qua và hoàn cảnh thay đổi, cảm thấy chúng ta thay đổi, không kiên trì ta hãy nhớ lại là nếu ta không thể đi lên, người sẽ xuống. Ngài đến với ta, người vĩnh cửu vẫn là người, làm cho ta thành người mà chính ta làm không được.
ST
No comments:
Post a Comment