Tự Truyện Th. Augustine PHẦN I - Chương 4 (tt) - Con Sẽ Mưa Hoa Hồng

Sống Lời Chúa

CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA

  Phần phụng vụ Lời Chúa hôm nay có thể giúp chúng ta khám phá ra một vài khía cạnh chính yếu của bí tích Thánh Thể. Qua bài ...

Lời Chúa Cho Tâm Hồn


"Ngươi đừng nói rằng: "Tôi đã phạm tội, nào có sao đâu?" Ðấng Tối Cao là Ðấng xét xử nhẫn nại. Ngươi chớ yên tâm về tội đã được tha, để rồi chồng chất tội này trên tội nọ. Và ngươi cũng đừng nói: "Lòng nhân từ của Chúa thật lớn lao, Người thứ tha muôn vàn tội lỗi của tôi", vì lòng nhân từ và cơn thịnh nộ rất gần nhau, và cơn thịnh nộ của Người đè nặng trên những kẻ tội lỗi. Ngươi hãy mau mau quay về với Chúa và đừng lần lựa rày mai; vì cơn thịnh nộ của Người sẽ đến bất ưng và huỷ diệt ngươi trong thời báo oán."

Sách Huấn Ca

Friday, March 8, 2019

Tự Truyện Th. Augustine PHẦN I - Chương 4 (tt)

19. Khi thân xác làm chủ tinh thần: theo đuổi hôn nhân

Chính Alipius chống đối việc tôi lấy vợ nhất. Tôi đã sống với một người phụ nữ trong nhiều năm và cảm thấy thà bỏ sự vô luân bước vào hơn nhân để có thể giữ tư thế người tìm kiếm chân lý, không phải với cô ta, như Chúa biết, nhưng với một cô nào có địa vị hơn. Anh lý luận rằng anh
cũng thử tình dục trong quá khứ và không thấy hạnh phúc gì, và trong bất cứ trường hợp nào thì người vợ cũng ngăn cản ta tìm chân lý. Anh đã sống cuộc sống rất trong sạch.

Tuy nhiên tôi cãi lại anh và cho rằng nhiều người khôn ngoan nhất cũng đã lập gia đình. Hình như điều ấy không ngăn cản họ tìm chân lý cũng không cách ly họ xa Chúa. Không những thế mà vấn đề khoái lạc tình dục không thể chỉ kinh nghiệm cách hời hợt trong những liên hệ mau qua hời hợt như anh đã có, nhưng sẽ có giá trị khi là liên hệ lâu bền như tôi đã có và còn hơn nữa nếu có tình trạng hôn nhân (như tôi định có). Trước những lý luận đó ngay cả Alipius cũng gần xiêu lòng.

Thế là việc tìm vợ cho tôi bắt đầu và mẹ tôi hoàn toàn giúp đỡ khuyến khích. Bà lo lôi kếo tôi ra khỏi cuộc sống tội lỗi mà bà cho là tôi đang có, và bà cũng hi vọng khi tôi lấy vợ tôi sẽ lãnh bí tích rửa tội.

Nhưng có một điều kỳ lạ trong thái độ của mẹ tôi về vấn đề này. Bà thường cầu xin Chúa soi sáng cho bà theo ý Chúa trong những thị kiến phải làm điều này hay điều kia (và bà thường được như ý cách này hay cách khác) Nhưng trong cuộc hôn nhân của tôi dù cho bà cầu nguyện cho việc ấy ngày cũng như đêm, Chúa không soi sáng gì cho bà cả. Bà cũng có đôi chút tưởng tượng về cô vợ tương lai của tôi nhưng trống rỗng và phỉnh gạt mình, nhưng bà biết đó không phải là thị kiến Chúa ban.

Công việc tiến triển. Hỏi một cô và cô ta chịu. Cô ta rất thích hợp trong mọi sự và tôi cũng thích cô ta lắm nhưng còn hai năm nữa cô mới đến tuổi cập kê. Tôi không còn cách nào khác đành chờ đợi thôi. Nhưng tôi đã không làm gì, Nhóm bạn của tôi đã hoạch định chương trình sống chung như một cộng đồng, để có thể tìm chân lý. Nhưng vấn đề vợ con, nhiều người đã có vợ, và tôi dĩ nhiên sắp cưới vợ, đã làm sứt mẻ tình huynh đệ và chương trình đổ vỡ.

khi chuyện đó xảy ra thì tôi trải qua một kinh nghiệm đau đớn. Nếu tôi lấy vợ danh giá thì tôi phải bỏ người tình. Khi giải thích điều đó cho nàng thì nàng rất khó chịu. Nàng không thể tin rằng tôi nhẫn tâm để nàng ra đi. Nàng cản thấy tôi đã xử tệ với nàng (như tôi đã làm) và thề sẽ không bao giờ biết đến đàn ông nữa Nàng trở về Phi châu để lại thằng con nhỏ tuổi ở lại với tôi ở Milan.

Tôi cũng cảm thấy bị thương tổn sâu xa nhưng phản ứng của tôi hoàn toàn trái ngược. Thấy còn những hai năm nữa mới lấy vợ và không thể tưởng tượng có thể giữ mình trong hai năm đó nên tôi kiếm cô bồ khác. Ðây là một kinh nghiệm đớn đau như những cố gắng khác trong thời gian đó, đi tìm khoái lạc xa cách Thiên Chúa. Nỗi đau xa cách người tình cũ mà tôi còn yêu càng ngày càng mãnh liệt chứ không yếu đi. Ðây là nỗi đau đớn tái tê chó má làm cho hỏng mất mọi mưu toan muốn thay thế nàng bằng những liên hệ khác

20. Vấn đề sự dữ

Cũng vào thời gian này tôi trải qua một thời kỳ tăm tối khi tôi tìm hiểu vấn đề nguồn gốc sự dữ.Tôi không hiểu rằng chìa khóa của tất cả những vấn đề ấy là sự tự do của ý chí con người. Tôi biết và luôn tin là Thiên Chúa không bị thay đổi hay hư nát và Thiên Chúa không thể và không tạo nên bất cứ cái gì xấu xa.

Như thế tôi không biết nguồn gốc sự dữ như thế nào. Nếu quỉ tạo nên thì ai ngoài Chúa tạo nên ma quỉ? Và nếu chính tôi do Chúa tạo nên (chính là sự Thiện) tại sao tôi lại hay muốn làm điều ác? Ai đã mang yếu tố xấu đó vào đời tôi? Chắc chắn không phải là Chúa. Và trong mọi trường hợp tai sao Chúa không thể với quyền phép vô cùng, biến đổi hay chuyển mọi sự dữ thành sự lành? Tại sao có sự dữ trong thế giới của Chúa và nghịch lại ý Chúa?

Những vấn đề như thế xáo trộn đầu óc tôi. Tôi thiếu chất keo sống là Chúa tạo nên chúng ta hoàn hảo, nhưng cho ta tự do ý chí; và ta đã đem những nguyên lý xấu vào cuộc sống của ta khi sử dụng tự do đó. Dù tôi không thấy vấn đề trọn vẹn tôi càng xác tín về hai điều: thứ nhất phái Manichee sai, thứ hai là khi tôi tìm ra vấn đề thì vấn đề nằm trong Kinh Thánh và phần nào đặt trung tâm nơi Chúa Giêsu Kitô, Con một Thiên Chúa và Chúa chúng ta.

Trên căn bản đó, thật rõ ràng đối với tôi là mọi sự Chúa dựng lên đều tốt, ngay cả những sự hư nát, như bản tính con người. Vì nếu lúc đầu nó không tốt thì nó đã không bị hư nát: không thể làm hư hỏng cái gì đã xấu. Như thế tôi thấy có sự phân biệt. Nếu vật thụ tạo là sự thiện tối cao như Thiên Chúa, thì sẽ không hư hỏng như Ngài. Ðàng khác nếu chúng không tốt tí nào, thì sẽ không có gì trong chúng bị hư hỏng. Như thế chúng cũng không hư hỏng. Nhưng con người lại ở trong hai trường hợp: chúng ta hư hỏng cách ghê gớm. Như thế bây giờ tôi thấy như một lý chứng mạnh mẽ là từ đầu nhân chi sơ tính bổn thiện như Kinh Thánh dậy. Chúng ta không phải là sự thiện tối cao: chính là Thiên Chúa. Nhưng chúng ta cũng không hoàn toàn xấu: như thế chúng ta có thể bị hư hỏng. Nhưng chúng ta ở giữa trong cái bế tắc luân lý, nhưng không thể cứu mình được. Chúng ta là những con người luân lý, được dựng lên tốt lành theo hình ảnh Chúa; nhưng chúng ta có thể bị hư hỏng, khi ta lạm dụng hồng ân tự do lựa chọn và như thế chúng ta bị hư hỏng không thể tránh được.

Dần dà và ngày qua ngày, tôi ý thức bản tính của tôi vì bây giờ Chúa giúp tôi thấy. Ngài bắt đầu chiếu ánh sáng chân lý ngài trong cuộc sống của tôi, một ánh sáng khác hẳn ánh sáng tôi biết được trên thế gian. Ánh sáng không quá cao hơn sự hiểu biết trí thức hay tâm linh của tôi.

Ánh sáng trên tôi vì dựng nên tôi, và tôi ở dưới vì tôi được tạo nên do ánh sáng đó. Ai biết chân lý sẽ biết ánh sáng đó; và ai biết ánh sáng đó sẽ hiểu được ý nghĩa của vĩnh cửu. Tình yêu sẽ biết điều ấy. 



21. Ánh sáng bắt đầu buổi bình minh
Tôi đã tìm chân lý nơi các nhà trí thức và triết lý thời đại. Tôi đã say mê thiên văn và theo phái Manichee. Nhưng sau cùng tôi không nhìn con người mà nhìn về Chúa , và tôi thấy ngài đang giúp đỡ tôi làm điều ấy dù cho tôi chưa thích hợp cho việc ngay cả đến gần ngài.

Chính lúc đó Chúa phán với tôi qua những nhận thức nội tâm. Chẳng hạn có lần tôi sợ vinh quang và sự thánh thiện của Chúa nên tôi run rẩy sung sướng và sợ hãi. Hình như có tiếng từ trời cao nói với tôi: "Ta là của ăn cho kẻ mạnh. Hãy mau lớn lên và ngươi sẽ được ta nuôi sống. Nhưng không như của ăn khác ta sẽ không là thành phần của ngươi. Ngươi sẽ thành phần tử của ta".

Ðiều này giúp tôi vì tôi còn ngại do ý nghĩ Chúa là hay trở nên vật chất. Ðối với tôi ngài hoàn toàn linh thiêng hay không là gì cả. Một hôm tôi nghĩ về điều đó và tự hỏi "có phải chân lý thực sự không hiện hữu, khi nó không ở trong không gian giới hạn hay vô cùng?" Và Chúa lại nói với tôi như từ một cõi bao la nào đó: "Phải có chân lý: Ta là Ðấng tự hữu." Tôi nghe điều ấy không phải nơi tai mà như người ta nói trong tâm hồn tôi. Ðiều này làm cho tôi xác tín đến nỗi tôi không bao giờ hồ nghi nữa là chân lý hiện hữu có thể thấy rõ, và hiểu được qua những gì Chúa tạo thành, gồm cả con người.

Kinh nghiệm này đưa tôi đến việc suy nghĩ về tất cả những thụ tạo của Chúa. Tôi thấy không có vật nài có sự hữu tuyệt đối (vì nơi sự bị ảnh hưởng thời gian, sự hư hỏng, sự chết hay bị phá hủy) nhưng chúng cũng không phải là không tự hữu. Chúng hiện hữu nhưng không theo quyền của chúng. Chúng đều tùy thuộc vào Chúa. Chúng hiện hữu chỉ vì Ngài hiện hữu. Nhưng sự hiện hữu của chúng không tuyệt đối vì chúng không vĩnh cửu như một mình Chúa. Như thế mọi thụ tạo hiện hữu vì do Chúa dựng nên nhưng không thụ tạo nào hiện hữu cách tuyệt đối, vì chúng không phải là Thiên Chúa.

Từ ý thức đó tôi đi đến kết luận rõ ràng. Tôi phải khôn ngoan bám lấy Chúa vì xa ngài tôi sẽ không có sự hiện hữu tuyệt đối. Trong ngài tôi có thể như ngài, như ngài đã nói cho tôi trước đây. Rồi có dấu hiệu khác dựa trên một kinh nghiệm chung trong cuộc sống hằng ngày, nhưng rất mạc khải cho tôi trong lúc đó. Cũng cái bánh làm cho người khỏe thích thú và mát mẻ thì làm cho người đau yếu muốn ói mửa; ánh sáng mặt trời vẻ vang cho con người có đôi mắt tốt thì lại làm đau đớn cho con mắt yếu đau. Thế là tôi hiểu rõ sự công thẳng của Chúa làm cho người yêu thích đường lối ngài mát mẻ và thích thú thì lại xấu xa xúc phạm đến người từ chối ngài. Hiểu được như thế hình như soi sáng cho tôi trong cuộc chiến trường kỳ với vấn đề sự dữ. Chắc chắn sự dữ có nguồn gốc không phải trong điều căn bản, nhưng trong một thứ xấu xa tách rời Thiên Chúa, một thứ ý chí hướng về những sự thấp hèn, đến nỗi sự tốt lành của Chúa cuối cùng có vẻ xấu xa và sự xấu xa thành tốt lành.

Sự xáo trộn là những tư tưởng đó tôi tin thật là do Chúa, lôi kéo tôi đến với Ngài, nhưng thân xác và dục vọng luôn đẩy tôi xa ngài. Tôi không bao giờ hồ nghi là Chính Chúa là Ðấng tôi phải gắn bó, nhưng tôi lại không thể làm điều đó, chỉ đơn giản thế thôi. Tâm trí tôi luôn đặt ra những câu hỏi và những câu hỏi đó Chúa trong lòng từ bi luôn kiên nhẫn trả lời. Thân xác tôi cũng đặt câu hỏi và hình như lúc đó nó mạnh hơn tinh thần. Hơn nữa chính qua thân xác và cảm giác mà ta nhận ra sự vật. Vấn đề của tôi là cảm giác không cho tôi nhận ra chân lý.

Và tôi tìm con đường khác. Tôi cảm thấy khả năng suy luận tôi bị cảm giác của thân xác làm hư hỏng chẳng hạn khi tâm trí tôi muốn hướng về những sự linh thiêng thần thánh thì cả một chuỗi những tưởng tượng hình ảnh nhục dục lại đi qua.

Nhưng tâm trí tôi biết và kêu la lên rằng nó thích cái không thay đổi chứ không phải cái thay đổi. Có lần trong chốc lát nó vượt lên cảm quan thường lệ mở đường cho ánh sáng. Trong một dấu hiệu sáng chói lòa vừa kỳ diệu vừa làm sợ hãi, tâm trí tôi đã thấy cái thực tại bên trong của hiện hữu như thế nào. Những sự vô hình của Chúa được hiểu nhờ những cái hữu hình được tạo dựng. Ðó chính là bản thể sự vật ta hi vọng thấy cái hiển nhiên của sự vật ta không thấy được.

Tuy nhiên tôi không thể giương mất nhìn ra khung cảnh. Trong một hai lúc, tôi lại nhìn vào những đối tượng tầm thường chung quanh. Kinh nghiệm kỳ diệu của tôi chỉ còn là ký ức quí giá, hương vị xa xôi của một bữa tiệc tôi thấy từ xa nhưng không thể dự tiệc. 

22. Quan niệm sai lạc về Chúa Giêsu

Quan điểm của tôi về Chúa Giêsu là ngài là người rất khôn ngoan hơn nhiều người khác nhưng chính ngài chỉ là một con người. Tôi cho ngài uy tín tối cao của bậc thầy và rất bị xúc động về ý nghĩ ngài sinh ra đồng trinh nhưng làm cho tôi thắc mắc vì đây là thí dụ cho thấy tinh thần ở trên vật chất. Nhưng tôi không thấy được hậu quả tự nhiên của việc "Ngôi Lời nhập thể".

Như tôi thấy cuộc sống của Chúa Giêsu là cuộc sống trong đó Ngôi Lời nhập thể hiện diện hoàn toàn, linh hồn và tâm trí cùng làm việc hòa điệu. Mọi điều tôi đọc về ngài trong Thánh Kinh, niềm vui buồn hành động và lời rao giảng, đưa tôi đến nhận biết Chúa Kitô là người hoàn toàn và hoàn hảo. Tôi chưa quan niệm được ngài là chân lý của Chúa hiện hình, nhưng tôi tin rằng hơn mọi người khác ngài chuyên chở chân lý.

Bạn tôi là Alipius lại có khó khăn khác. Anh nghĩ là người Kitô hữu tin rằng, trong việc nhập thể, Chúa đã làm người theo phương cách không còn linh hồn và tâm trí con người trong Chúa Giêsu. Mọi sự Ngài có là Thiên Chúa và xác thịt. Khó khăn mà niềm tin ấy gây ra cho Alipius là điều hiển nhiên. Làm sao Chúa Giêsu có thể làm những điều trong Phúc âm trừ khi ngài là một con người sống động suy nghĩ, một con người có hồn và tâm trí?

Vì Alipius nghĩ người Kitô hữu nghĩ như thế nên anh tìm ra chân lý chậm hơn tôi. Sau này chúng tôi mới thấy chúng tôi đã hiểu sai về chân lý liên quan đến Chúa Giêsu. Thật tình cờ, Alipius nhận ra chuyện đó trước tôi. Phải qua một thời gian rất lâu tôi mới hiểu được giáo lý Kitô giáo về "Ngôi Lời Nhập Thể".

Ðiều làm tôi bối rối căn bản là bị ám ảnh vì là trí thức hay có vẻ như thế lại được khen vì sự tài giỏi. Tôi chờ đợi Thiên Chúa thưởng công cho sự khôn ngoan của tôi. Nhưng sự khiêm nhu của tôi ở đâu? Ðâu là tình yêu của tôi đối với Chúa không nợ nần tôi điều gì? Hình như tôi là hai con người, một đàng thích thẳng thắn với Chúa, người khác chỉ muốn thẳng thắn thôi.

Lúc đó Thánh Phaolô đến giúp tôi. Tôi quyết định đọc hết những sách của Ngài và thấy ngài nói rất thích hợp với vị thế của tôi. Chẳng hạn trong thư Roma ngài phải đối diện với vấn đề phái Plato hay những triết gia khác chưa hề đặt ra. Nhưng đây là những vấn đề làm cho tôi phải lo âu. Khi tôi đọc những câu này hình như là những câu vọng lại những tiếng kêu thất vọng của tôi: "Tâm trí tôi sung sướng trong luật Chúa, nhưng tôi thấy cũng có luật khác trong con người tôi, đang chống lại luật Chúa, và đưa tôi làm nô lệ cho luật tội lỗi vẫn ẩn tàng trong người tôi. Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác hay chết này?" Và rồi có câu trả lời "Tôi cảm tạ Chúa, nhờ Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng ta."

Những sách của các triết gia không bao giờ nói tới xung đột nội tâm đó. Họ không nói đến những tinh thần lo âu hay con tim vỡ nát thống hối." Không có ông nào lên tiếng trong tác phẩm của mình để ca ngợi "Linh hồn tôi đợi trông Chúa vì sự cứu độ tôi do Ngài..Ngài là Chúa và là Ðấng Cứu độ tôi, Ðấng binh vực tôi. Tôi sẽ không bao giờ lung lay." Trong sách của họ bạn không bao giờ nghe tiếng nói "Hãy đến cùng ta, hỡi những ai gồng gánh nặng nề" vì họ khinh bỉ những ai như Chúa Giêsu nói "hiền lành và khiêm nhường trong lòng." Tại sao những điều như thế không có trong tác phẩm của họ. Vì Chúa "đã dấu ẩn những điều đó không cho những người khôn ngoan thông thái biết, nhưng lại mạc khải cho người chưa biết nói."

Khi tôi đọc những lời của thánh Phaolô và những lời Thánh Kinh khác, tôi nhận ra rõ ràng vị trí của tôi. Tôi đang ngồi trên đỉnh núi rậm rạp nhìn xuống mảnh đất an bình ở xa, không biết con đường đến đó hay có thể vượt qua chướng ngại do lỗi lầm và tội lỗi. Có một điều khác hoàn toàn tốt hơn, là rời khỏi đỉnh núi an ninh nhưng chỉ là bề ngoài, và tin vào Thiên Chúa dẫn đường, an toàn đi vào mảnh đất an bình. Sau cùng, sau cùng, tôi cảm thấy mình đang đi trên con đường đó.




No comments:

Post a Comment